Hiệp Hội Công Chứng Viên Việt Nam
Xác thực ý chí - Tạo lập niềm tin

✋ Công chứng, chứng thực: Một số ý kiến trao đổi về hợp đồng, giao dịch vô hiệu

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0

Luật gia Từ Minh Liên
Thời gian qua, trong hoạt động công chứng, chứng thực trên địa bàn
tỉnh ta đã xảy ra một số hợp đồng, giao dịch tuy đã được công chứng, chứng
thực nhưng phát hiện sai sót dẫn đến nguy cơ hợp đồng, giao dịch đó bị vô
hiệu. Tuy nhiên, căn cứ để xác định hợp đồng, giao dịch đó có bị vô hiệu hay
không, cơ quan nào có thẩm quyền tuyên hợp đồng, giao dịch đó là vô hiệu,
trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch và người đã thực hiện
công chứng, chứng thực như thế nào… là những vấn đề còn có nhiều ý kiến
khác nhau.
Theo quy định tại điều 116 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 quy định: Giao
dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Từ quy định tại điều luật này có thể xác
định: kết quả của việc xác lập giao dịch dân sự là làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự.
Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lí (hành vi pháp lí đơn phương hoặc đa
phương – một bên hoặc nhiều bên) làm phát sinh hậu quả pháp lí. Tuỳ từng giao
dịch cụ thể mà làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Giao
dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch, với những
mục đích và động cơ nhất định.
Điều 117 BLDS 2015 quy định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như
sau: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với
giao dịch dân sự được xác lập; chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự
nguyện; mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của
luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu
lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định; các trường hợp khác
do Bộ luật này quy định.
So với quy định về giao dịch dân sự vô hiệu tại BLDS 2005, BLDS 2015 có
bổ sung thêm cụm từ “trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”. Đây là quy
định cần thiết, bởi lẽ các quy định về điều kiện có hiệu lực của BLDS để áp dụng
cho đa số các trường hợp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Tuy nhiên, thực tế, cho thấy một số giao dịch có thể thiếu điều kiện quy định tại
Điều 117 BLDS 2015 nhưng vẫn không vô hiệu. Chẳng hạn như quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 125 BLDS 2015, giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi,
người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của
người đó thì không bị xem là giao dịch dân sự vô hiệu. Từ đó, các trường hợp giao
dịch bị vô hiệu có thể được phân thành hai nhóm chính: Vô hiệu tuyết đối (hay
còn gọi là vô hiệu đương nhiên) và vô hiệu tương đối (hay còn gọi là vô hiệu bị
tuyên). Sự phân loại nêu trên dựa vào một số đặc điểm thể hiện bản chất của hai
khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối:
1
Thứ nhất, đó là sự khác biệt về trình tự vô hiệu của giao dịch. Giao dịch dân
sự vô hiệu thì mặc nhiên bị coi là vô hiệu. Còn đối với các giao dịch vô hiệu
tương đối thì không mặc nhiên vô hiệu mà chỉ trở nên vô hiệu khi có đơn yêu cầu
của người có quyền, lợi ích liên quan và bị toà án tuyên bố vô hiệu.
Thứ hai, đó là sự khác biệt về thời hạn yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu.
Đối với các giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối thì thời hạn yêu cầu toà án tuyên bố
giao dịch vô hiệu không bị hạn chế. Còn đối với các giao dịch dân sự vô hiệu
tương đối thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
là hai năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập (Điều 132 BLDS 2015).
Thứ ba, giao dịch dân sự thuộc trường hợp vô hiệu tuyệt đối có thể bị vô
hiệu không phụ thuộc vào quyết định của toà án mà đương nhiên không có giá trị,
vì giao dịch vi phạm pháp luật nghiêm trọng cho nên Nhà nước không bảo hộ.
Còn đối với giao dịch dân sự vô hiệu tương đối thì quyết định của toà án là cơ sở
làm cho giao dịch trở nên vô hiệu.
Thứ tư, đó là sự khác biệt về mục đích. Các trường hợp pháp luật quy định
giao dịch vô hiệu tuyệt đối nhằm mục đích bảo vệ các lợi ích công (lợi ích của
Nhà nước, của xã hội nói chung). Còn các trường hợp pháp luật quy định vô hiệu
tương đối là nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cho chính các chủ thể tham gia giao
dịch.
Các trường hợp giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu tuyệt đối gồm có: – Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã
hội (Điều 123 Bộ luật dân sự 2015): Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi
phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu. Điều cấm của luật là
những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất
định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội,
được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Tài sản giao dịch và lợi tức thu được có
thể bị tịch thu, sung quỹ nhà nước. – Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 124 BLDS 2015): Khi các bên
xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự
khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có
hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này
hoặc luật khác có liên quan. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm
trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu. – Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều
129 BLDS 2015): Theo nguyên tắc chung thì các chủ thể được tự do lựa chọn hình
thức của giao dịch. Chỉ những giao dịch pháp luật quy định bắt buộc phải thể hiện
bằng văn bản, phải có chứng thực, chứng nhận, đăng kí hoặc xin phép mà các bên
không tuân thủ quy định này mới bị vô hiệu. Tuy nhiên, giao dịch dân sự đã được
xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của
luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao
dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận
hiệu lực của giao dịch đó; Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng
2
vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên
đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một
bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó (trong
trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực).
Các trường hợp giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu tương đối bao gồm: – Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125 BLDS 2015): theo yêu
cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu
theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập,
thực hiện hoặc đồng ý (trừ những trường hợp: Giao dịch dân sự của người chưa
đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu
hàng ngày của người đó; Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn
trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ; Giao dịch dân sự được
người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi
khôi phục năng lực hành vi dân sự). – Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 126 BLDS 2015):Trường
hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên
không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền
yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu (trừ trường hợp giao dịch dân
sự được xác lập có sự nhầm lẫn nhưng mục đích xác lập giao dịch dân sự của các
bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho
mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được). – Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127 BLDS
2015): Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng
ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. – Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ
được hành vi của mình (Điều 128 BLDS 2015):Người có năng lực hành vi dân sự
nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được
hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô
hiệu.
Như vậy, chúng ta thấy các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là
một thể thống nhất trong mối quan hệ biện chứng. Do đó, khi xem xét một giao
dịch phải đặt trong tổng thể của mối quan hệ biện chứng này. Nếu giao dịch vô
hiệu từng phần mà không ảnh hưởng đến các phần khác thì chỉ phần vô hiệu
không có hiệu lực, các phần còn lại vẫn có hiệu lực thi hành. Đây là một trong
những nội dung quan trọng để xác định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô
hiệu.
Về thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, Điều 132 BLDS
2015 quy định: Thời hạn tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là hai năm, kể từ ngày
3
giao dịch được xác lập đối với các giao dịch dân sự được xác lập do người không
đủ năng lực hành vi; do nhầm lẫn; do bị đe dọa, lừa dối; do không tuân thủ các
quy định bắt buộc về hình thức. Tuy nhiên đối với trường hợp vô hiệu do không
tuân thủ các quy định bắt buộc về hình thức thì toà án xem xét và “buộc các bên
thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn nhất định”. Việc
ấn định thời hạn do toà án quyết định căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể. Việc buộc các
bên phải thực hiện và đưa ra thời hạn thực hiện quy định về hình thức của giao
dịch thuộc thẩm quyền và là nghĩa vụ của toà án. Chỉ khi các bên trong giao dịch
không thực hiện và hoàn tất các quy định về hình thức của giao dịch trong thời
hạn do toà án quyết định thì giao dịch mới vô hiệu. Những giao dịch vi phạm điều
cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội; do giả tạo thời hạn tuyên bố giao dịch vô
hiệu không bị hạn chế.
Nhìn chung, BLDS năm 2015 đã có cách tiếp cận rất mới, tạo điều kiện
thuận lợi, thông thoáng hơn, ổn định hơn trong giao lưu dân sự, thúc đẩy sự phát
triển của quan hệ sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hạn chế sự
không thiện chí của các bên trong giao dịch dân sự. Đồng thời việc quy định r
các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của các giao dịch dân
sự vô hiệu góp phần đảm bảo hiệu quả thực thi của pháp luật, quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên có liên quan./

Theo stp.quangbinh.gov.vn