Giới thiệu chung
- 0
- 0
- 0
- 0
Ngày 02/02/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 132/ĐQ-Ttg về việc phê duyệt Đề án thành lập Hiệp hội công chứng viên Việt Nam. Đây là một dấu mốc đặc biệt quan trọng trong chặng đường hơn 30 năm tái lập, củng cố và Và phát triển nghề công chứng ở nước ta đánh dấu sự trưởng thành hội nhập quốc tế của công chứng Việt Nam.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng theo nghị quyết số 49/NQ-TƯ ngày 02/06/2005 Của Bộ Chính Trị và Chiến lược về cải cách tư pháp đến năm 2020, Quốc hội đã ban hành Luật công chứng số 82/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và Luật công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20/06/2014, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để công chứng nước ta phát triển nhanh về quy mô chất lượng nâng cao tính chuyên nghiệp khẳng định được vai trò vị thế đối với Nhà nước và Xã hội.
Nhân dịp Đại hội Đại biểu công chứng viên toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức vào ngày 13 và 14 tháng 1 năm 2019 tại thủ đô Hà Nội , sự kiện gắn với với sự ra đời Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, Ban vận động thành lập Hiệp hội công chứng viên Việt Nam đã xây dựng cuốn kỷ yếu “công chứng Việt Nam chặng đường xây dựng và phát triển” để ghi lại những dấu mốc quan trọng trong quá trình chuẩn bị thành lập Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, từ đó khơi dậy lòng tự hào nghề nghiệp tăng cường sự hiểu biết đoàn kết gắn bó sâu sắc giữa các công chứng viên các hội công chứng viên với nhau với mục tiêu chung là xây dựng hiệp hội công chứng viên Việt Nam trở thành “đại gia đình” đoàn kết, không ngừng phát triển vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
Ban vận động thành lập Hiệp hội công chứng viên Việt Nam Trân trọng cảm ơn Bộ Tư pháp ban chỉ đạo hội Đại biểu công chứng viên toàn quốc lần thứ nhất các cơ quan hữu quan hội công chứng viên các địa phương các cá thể và cá nhân đã tích cực hỗ trợ và đóng góp để hoàn thành cuốn Kỷ yếu này.
HIỆP HỘI CÔNG CHỨNG VIÊN VIỆT NAM – THIẾT CHẾ TĂNG CƯỜNG SỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC
Trong những năm đầu đất nước ta đổi mới chế định Công chứng bắt đầu được tái lập đánh dấu bằng sự ra đời của thông tư số 574/QLTPK ngày mùng 10/10/1987 của Bộ Tư Pháp hướng dẫn công tác công chứng nhà nước và Thông tư số 858/QLTPK ngày 15/10/1987 của Bộ Tư Pháp hướng dẫn thực hiện các việc làm công chức nhà nước đây chính là cơ sở pháp lý lúc bấy giờ.
Trải qua 20 năm năm hình thành và phát triển nghề công chứng, đến giữa năm 2007, trên cả nước có 393 công chứng viên làm việc tại 131 Phòng công chứng, hoạt động công chứng lúc này đã được đánh giá là có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội trong thời kỳ đất nước đổi mới và cả trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, trong giai đoạn kể trên, công chứng dường như vẫn được coi là một hoạt động mang tính quản lý hành chính nhà nước.
Luật công chứng số 82/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc Hội đánh dấu bước phát triển mới trong tổ chức và hoạt động công chứng ở nước ta, nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng của Đảng và nhà nước với mục đích tạo điều kiện cho công chức Việt Nam phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về nghề công chứng, đưa hoạt động công chứng phát triển theo hướng chuyên nghiệp, phù hợp với thông lệ quốc tế. Sau 5 năm thi hành luật công chứng số 82/2006/QH11, trên cả nước đã phát triển được tổng số 625 tổ chức hành nghề công chứng, bao gồm phòng công chứng và văn phòng công chứng, 60/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thực hiện việc xã hội hóa thành lập được các Văn phòng công chứng. Hoạt động công chứng từng bước đi vào nề nếp.
Luật công chứng số 53/2006/QH11 ngày 20/6/2014 thay thế luật công chứng số 82/2006/QH11 đã đưa ra nhiều quy định mới có tác động đến tổ chức và hoạt động công chứng, chế độ hành nghề của công chứng viên, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Sau 4 năm thi hành, số lượng tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên ngày một tăng cùng với kết quả hoạt động công chứng, xã hội hóa hoạt động công chứng tiến thêm một bước mới, trở nên sâu, rộng hơn.Tuy nhiên, kết quả hoạt động công chứng giữa các địa phương còn chưa đồng đều, xuất phát từ sự khác nhau về điều kiện phát triển kinh tế- xã hội giữa các địa phương.
Luật công chứng số số 53/2014/QH13 cũng chính thức quy định về tổ chức xã hội -nghề nghiệp của công chứng viên, tổ chức tập hợp đoàn kết các công chứng viên ở địa phương cũng như trong cả nước. Tính tới thời điểm hiện tại, trên cả nước có 50 Hội công chứng viên được thành lập và đi vào hoạt động từng bước thể hiện được vai trò của mình.
Hoạt động hợp tác hội nhập khu vực và quốc tế của công chức nước ta cũng đã đạt nhiều kết quả khởi sắc, không ngừng mở rộng các mối quan hệ với các nước có hệ thống công chứng phát triển như Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, vương quốc Tây Ban Nha, Cộng Hòa An-giê-ri,… Trong đó, mối quan hệ với Cộng Hòa Pháp là lâu đời nhất và có kết quả rõ nét nhất. Bên cạnh hoạt động hợp tác trực tiếp giữa Bộ Tư pháp Việt Nam với hội công chứng tối cao Pháp, thời gian qua, hoạt động hợp tác về công chứng giữa các địa phương hai nước Việt -Pháp với sự hỗ trợ của Bộ Tư pháp Việt Nam với hội đồng công chứng tối cao Pháp cũng đã được đẩy mạnh, theo đúng mong muốn của hai nước được các địa phương, các công chứng viên nhiệt tình hưởng ứng với sự hỗ trợ giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Năm 2013, Việt Nam đã chính thức được kết nạp là thành viên thứ 84 của Liên minh công chứng quốc tế.
Đánh giá một cách tổng thể và khách quan chúng ta có quyền tự hào về công chứng Việt Nam trong trong chặng đường hơn 30 năm qua, về những đóng góp của công chứng cho phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, quản lý xã hội cũng như trên phương diện ngoại giao, giao lưu nhân dân. Chúng ta cũng rất tự hào đã xây dựng được Đội ngũ công chứng viên đông đảo về số lượng, trưởng thành về nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp, có ý thức tự tôn về nghề và ý thức xã hội, vì cộng đồng.
Hi vọng về sự đoàn kết, cố gắng nỗ lực của mỗi chúng ta, những người tâm huyết với nghề công chứng, công chứng Việt Nam sẽ có những bước phát triển nhanh, mạnh bền vững hơn nữa, đáp ứng kỳ vọng của Đảng và Nhà nước, phục vụ tốt nhu cầu chính đáng của người dân doanh nghiệp và thực hiện tốt nghĩa vụ với Liên minh công chứng quốc tế./.
***
“Thay mặt ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tư Pháp, tôi chúc Đại hội Đại biểu Công chứng viên toàn quốc lần thứ nhất, Đại hội thành lập Hiệp hội công chứng viên Việt Nam thành công tốt đẹp; chúc các đại biểu đoàn kết, công tâm, sáng suốt, lựa chọn Ban Lãnh đạo Hiệp hội có uy tín, năng lực để gánh vác trách nhiệm mà đội ngũ công chứng viên Việt Nam gửi gắm, góp phần làm cho Hiệp hội công chứng viên Việt Nam trở thành “mái nhà chung” của giới công chứng viên Việt Nam, đưa hoạt động công chứng Việt Nam phát triển lớn mạnh, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của tổ chức, cá nhân, yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước!” – Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình.